(ĐTTCO) - Khi đầu tư vào một loại tài sản, người ta cần tìm hiểu trước tiên là giá trị của tài sản đó, rồi đến tính pháp lý và khả năng cất trữ an toàn của nó.
Với các loại tiền ảo, những vấn đề này như thế nào? Trước tiên chúng ta xem xét trường hợp của loại tiền ảo đang được biết đến rộng rãi nhất hiện nay là Bitcoin.
Đồng tiền không thể hack
Bitcoin là tiền ảo phi tập trung (phân trung), không được lưu trữ ở một nơi cố định để có thể bị hack hay chịu ảnh hưởng bởi tham nhũng, lừa đảo. Thay vào đó, nó được lưu trữ ở “chuỗi khối” (blockchain). Blockchain là một cuốn sổ cái ghi lại tất cả giao dịch. Dữ liệu trong cuốn sổ cái liên tục được mạng lưới máy tính cập nhật và bảo trì.
Thí dụ, khi A gửi X Bitcoin cho B được ghi lại trên toàn hệ thống, tất cả máy tính trong mạng này sẽ xác minh và ghi lại giao dịch đó vào cuốn sổ cái rồi cấp phát dữ liệu này tới các máy tính khác. Nói một cách dễ hiểu, “sợi xích” blockchain nối những “mắt xích” block được lưu lại cùng lúc trên nhiều máy khác nhau trong hệ thống để đảm bảo an ninh tối đa đối với thông tin được mã hóa và bảo mật tối đa với người dùng.
Blockchain là cơ sở dữ liệu phân tán vô chủ, các máy tính liên tục thực hiện việc kiểm toán độc lập bằng cách xác minh dữ liệu nhận tới và so sánh với chữ ký của giao dịch đó. Càng có nhiều máy tính tham gia hệ thống cho blockchain, sức mạnh xử lý và độ an toàn của hệ thống blockchain đó càng cao. Sức tính của mạng lưới Bitcoin hiện nay đã mạnh hơn gấp 256 lần 500 top siêu máy tính trên thế giới cộng lại. Điều này dẫn tới một sự thật khác về Bitcoin: Nếu muốn hack được mạng lưới Bitcoin, bạn phải có được cỗ máy khổng lồ mạnh hơn 500 top siêu máy tính cộng lại. Điều này hầu như không có khả năng.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp các sàn giao dịch Bitcoin bị hack. Bởi lẽ bất kỳ ai sở hữu Bitcoin đều được gán ít nhất một địa chỉ Bitcoin, nơi lưu trữ và ghi nhận "ví Bitcoin". Ví có địa chỉ công khai và khóa riêng tư. Bất kỳ ai cũng có thể gửi Bitcoin đến một chiếc ví bằng địa chỉ công khai, còn khóa riêng tư phải được nhập khi chủ ví muốn gửi Bitcoin đi. Vì vậy, việc sở hữu Bitcoin là sự nắm giữ khóa riêng tư của 1 địa chỉ Bitcoin. Một khi khóa riêng tư bị mất, mạng lưới Bitcoin sẽ không thể xác nhận được việc sở hữu số Bitcoin đó, và số Bitcoin trong địa chỉ đó sẽ vĩnh viễn bị mất.
Thực tế, các vụ trộm Bitcoin lớn xảy ra trong lịch sử đều do lỗi bảo mật từ phía sàn giao dịch hoặc người sử dụng. Việc Bitcoin bị mất chủ yếu do người dùng bị mất khóa riêng tư. Các hacker thường nhắm đến điểm yếu này. Họ sẽ xâm nhập hệ thống dữ liệu của người dùng và ăn cắp khóa riêng tư, sau đó sẽ dùng nó để chuyển Bitcoin về tài khoản của họ. Nói một cách nôm na, tủ chứa Bitcoin không thể đập vỡ cũng không thể phá khóa. Chỉ có cách duy nhất để trộm Bitcoin là lấy được chìa khóa chính chủ, tức các khóa riêng tư.
Công nghệ vàng
Nhiều người cho rằng giá trị của Bitcoin được tính bằng số tiền có thể đổi ra được từ nó, như 1 Bitcoin có thể đổi được bao nhiêu USD, bao nhiêu yen, EUR… Thực tế đó không phải là giá trị đích thực của Bitcoin, nó chỉ là một mức giá, một hệ quả có được từ quy luật cung cầu. Người ta nói rằng nếu ai có thể kết hợp được 4 yếu tố: tính ẩn danh của tiền mặt, sự bảo đảm về tính tin cậy, sự tiện lợi và tính quy mô của giao dịch số, và là nơi lưu trữ giá trị tài sản đáng tin cậy, người đó có thể tạo nên một tài sản tài chính phi thường.
Bitcoin đã thành công trong việc bảo đảm tính ẩn danh và cho phép những người lạ giao dịch không cần bên thứ ba chứng thực. Bitcoin không chịu chi phối của lạm phát, lãi suất và biến động thị trường, giá trị của nó được xác định bằng số lượng Bitcoin trong lưu thông. Tổng số Bitcoin được giới hạn ở mức 21 triệu. Hiện có khoảng 15,5 triệu Bitcoin được lưu hành.
Tính đến ngày 5-5, giá 1 Bitcoin ở mức 1.568,69USD. Nhưng giá trị thật sự của Bitcoin nằm ở công nghệ tạo ra nó. Cách mạng blockchain đem lại thể hiện rõ ở nhiều lĩnh vực khác nhau và không chỉ giới hạn ở ngành tài chính. Với yếu tố linh hoạt, tiềm năng thật sự của blockchain mới được khám phá ở mức độ hạn hẹp nhất định.
Một khi sự thiết thực của blockchain được các chính quyền công nhận và blockchain được tích hợp vào các công việc chính quy như ngành thu thuế, những dự án "kết nối vạn vật" hay bảo vệ bản quyền trí tuệ... Khi đó bức tranh tổng thể về blockchain mới phần nào được trải ra.
Có nên đầu tư?
Vì tính chất ẩn danh trong giao dịch, Bitcoin được tội phạm mạng quan tâm. Tuy nhiên, không thể vì điều này mà lên án Bitcoin, vì vàng hay tiền mặt đều được dùng như vật trung gian để rửa tiền.
Trong phiên điều trần trước Thượng viện Hoa Kỳ về Bitcoin ngày 18-11-2013, Cục Phòng chống tội phạm tài chính Hoa Kỳ (FinCen) khẳng định: “Tiền mặt vẫn là công cụ rửa tiền chính. Bitcoin không phải là kênh rửa tiền lý tưởng vì tất cả giao dịch đều được công khai”. Cũng trong cùng ngày, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) lúc đó là Ben Bernanke cho rằng giữ Bitcoin về lâu dài mang lại nhiều hứa hẹn.
Tháng 9-2015, Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai Hoa Kỳ công bố Bitcoin đã chính thức được đưa vào danh sách hàng hóa được phép giao dịch tại Hoa Kỳ. Phần lớn các cơ quan trong chính phủ Hoa Kỳ đều đã tán thành việc sử dụng Bitcoin. Đơn cử, Ủy ban Bầu cử liên bang Hoa Kỳ (FEC) muốn chấp nhận quyên góp qua Bitcoin. Theo phán quyết của Tòa án tối cao châu Âu vào tháng 10-2015, Bitcoin sẽ được phép giao dịch như các đơn vị tiền tệ thông thường mà không bị đánh thuế tại châu Âu
Hiện tại, các nhà đầu tư lớn trên thế giới đã đầu tư tổng cộng trên 1 tỷ USD để phát triển các công ty Bitcoin. Việc đầu tư Bitcoin, cũng như các kênh vàng hay ngoại tệ, chứa đựng nguy cơ rủi ro và những lo ngại về một loại bong bóng tài chính trong lĩnh vực tiền tệ trên internet. Barry Silbert, Giám đốc điều hành Nasdaq Private Market, nhận định Bitcoin là kênh đầu tư có rủi ro và lợi nhuận thuộc loại cao nhất hiện tại. Các nhà kinh tế khuyến cáo các ngân hàng trung ương nên dành từ 0,01% tới 5% dự trữ ngoại hối của mình cho Bitcoin để phòng hộ các rủi ro về tiền tệ thực.
Việc thiếu quản lý và không rõ ràng trong luật pháp đã làm cho thông tin về tiền ảo nói chung trở nên mơ hồ, từ đó tạo ra các lỗ hổng cho những mô hình lừa đảo Ponzi khai thác. Hiện nay, đã có 4 nước cấm giao dịch Bitcoin, gồm: Bangladesh, Bolivia, Ecuador, Nga. Một số nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thụy Điển cho phép giao dịch Bitcoin nhưng bắt buộc các sàn giao dịch phải tuân thủ một số quy định của ngân hàng.
(Còn tiếp)
Hồng Định
Báo đầu tư Tài chính SG
[p2-tien-ao-dien-hinh-bitcoin].
Ngày đăng 22/05/2017
Với các loại tiền ảo, những vấn đề này như thế nào? Trước tiên chúng ta xem xét trường hợp của loại tiền ảo đang được biết đến rộng rãi nhất hiện nay là Bitcoin.
Đồng tiền không thể hack
Bitcoin là tiền ảo phi tập trung (phân trung), không được lưu trữ ở một nơi cố định để có thể bị hack hay chịu ảnh hưởng bởi tham nhũng, lừa đảo. Thay vào đó, nó được lưu trữ ở “chuỗi khối” (blockchain). Blockchain là một cuốn sổ cái ghi lại tất cả giao dịch. Dữ liệu trong cuốn sổ cái liên tục được mạng lưới máy tính cập nhật và bảo trì.
Thí dụ, khi A gửi X Bitcoin cho B được ghi lại trên toàn hệ thống, tất cả máy tính trong mạng này sẽ xác minh và ghi lại giao dịch đó vào cuốn sổ cái rồi cấp phát dữ liệu này tới các máy tính khác. Nói một cách dễ hiểu, “sợi xích” blockchain nối những “mắt xích” block được lưu lại cùng lúc trên nhiều máy khác nhau trong hệ thống để đảm bảo an ninh tối đa đối với thông tin được mã hóa và bảo mật tối đa với người dùng.
Blockchain là cơ sở dữ liệu phân tán vô chủ, các máy tính liên tục thực hiện việc kiểm toán độc lập bằng cách xác minh dữ liệu nhận tới và so sánh với chữ ký của giao dịch đó. Càng có nhiều máy tính tham gia hệ thống cho blockchain, sức mạnh xử lý và độ an toàn của hệ thống blockchain đó càng cao. Sức tính của mạng lưới Bitcoin hiện nay đã mạnh hơn gấp 256 lần 500 top siêu máy tính trên thế giới cộng lại. Điều này dẫn tới một sự thật khác về Bitcoin: Nếu muốn hack được mạng lưới Bitcoin, bạn phải có được cỗ máy khổng lồ mạnh hơn 500 top siêu máy tính cộng lại. Điều này hầu như không có khả năng.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp các sàn giao dịch Bitcoin bị hack. Bởi lẽ bất kỳ ai sở hữu Bitcoin đều được gán ít nhất một địa chỉ Bitcoin, nơi lưu trữ và ghi nhận "ví Bitcoin". Ví có địa chỉ công khai và khóa riêng tư. Bất kỳ ai cũng có thể gửi Bitcoin đến một chiếc ví bằng địa chỉ công khai, còn khóa riêng tư phải được nhập khi chủ ví muốn gửi Bitcoin đi. Vì vậy, việc sở hữu Bitcoin là sự nắm giữ khóa riêng tư của 1 địa chỉ Bitcoin. Một khi khóa riêng tư bị mất, mạng lưới Bitcoin sẽ không thể xác nhận được việc sở hữu số Bitcoin đó, và số Bitcoin trong địa chỉ đó sẽ vĩnh viễn bị mất.
Thực tế, các vụ trộm Bitcoin lớn xảy ra trong lịch sử đều do lỗi bảo mật từ phía sàn giao dịch hoặc người sử dụng. Việc Bitcoin bị mất chủ yếu do người dùng bị mất khóa riêng tư. Các hacker thường nhắm đến điểm yếu này. Họ sẽ xâm nhập hệ thống dữ liệu của người dùng và ăn cắp khóa riêng tư, sau đó sẽ dùng nó để chuyển Bitcoin về tài khoản của họ. Nói một cách nôm na, tủ chứa Bitcoin không thể đập vỡ cũng không thể phá khóa. Chỉ có cách duy nhất để trộm Bitcoin là lấy được chìa khóa chính chủ, tức các khóa riêng tư.
Công nghệ vàng
Nhiều người cho rằng giá trị của Bitcoin được tính bằng số tiền có thể đổi ra được từ nó, như 1 Bitcoin có thể đổi được bao nhiêu USD, bao nhiêu yen, EUR… Thực tế đó không phải là giá trị đích thực của Bitcoin, nó chỉ là một mức giá, một hệ quả có được từ quy luật cung cầu. Người ta nói rằng nếu ai có thể kết hợp được 4 yếu tố: tính ẩn danh của tiền mặt, sự bảo đảm về tính tin cậy, sự tiện lợi và tính quy mô của giao dịch số, và là nơi lưu trữ giá trị tài sản đáng tin cậy, người đó có thể tạo nên một tài sản tài chính phi thường.
Bitcoin đã thành công trong việc bảo đảm tính ẩn danh và cho phép những người lạ giao dịch không cần bên thứ ba chứng thực. Bitcoin không chịu chi phối của lạm phát, lãi suất và biến động thị trường, giá trị của nó được xác định bằng số lượng Bitcoin trong lưu thông. Tổng số Bitcoin được giới hạn ở mức 21 triệu. Hiện có khoảng 15,5 triệu Bitcoin được lưu hành.
Tính đến ngày 5-5, giá 1 Bitcoin ở mức 1.568,69USD. Nhưng giá trị thật sự của Bitcoin nằm ở công nghệ tạo ra nó. Cách mạng blockchain đem lại thể hiện rõ ở nhiều lĩnh vực khác nhau và không chỉ giới hạn ở ngành tài chính. Với yếu tố linh hoạt, tiềm năng thật sự của blockchain mới được khám phá ở mức độ hạn hẹp nhất định.
Một khi sự thiết thực của blockchain được các chính quyền công nhận và blockchain được tích hợp vào các công việc chính quy như ngành thu thuế, những dự án "kết nối vạn vật" hay bảo vệ bản quyền trí tuệ... Khi đó bức tranh tổng thể về blockchain mới phần nào được trải ra.
Có nên đầu tư?
Vì tính chất ẩn danh trong giao dịch, Bitcoin được tội phạm mạng quan tâm. Tuy nhiên, không thể vì điều này mà lên án Bitcoin, vì vàng hay tiền mặt đều được dùng như vật trung gian để rửa tiền.
Trong phiên điều trần trước Thượng viện Hoa Kỳ về Bitcoin ngày 18-11-2013, Cục Phòng chống tội phạm tài chính Hoa Kỳ (FinCen) khẳng định: “Tiền mặt vẫn là công cụ rửa tiền chính. Bitcoin không phải là kênh rửa tiền lý tưởng vì tất cả giao dịch đều được công khai”. Cũng trong cùng ngày, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) lúc đó là Ben Bernanke cho rằng giữ Bitcoin về lâu dài mang lại nhiều hứa hẹn.
Tháng 9-2015, Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai Hoa Kỳ công bố Bitcoin đã chính thức được đưa vào danh sách hàng hóa được phép giao dịch tại Hoa Kỳ. Phần lớn các cơ quan trong chính phủ Hoa Kỳ đều đã tán thành việc sử dụng Bitcoin. Đơn cử, Ủy ban Bầu cử liên bang Hoa Kỳ (FEC) muốn chấp nhận quyên góp qua Bitcoin. Theo phán quyết của Tòa án tối cao châu Âu vào tháng 10-2015, Bitcoin sẽ được phép giao dịch như các đơn vị tiền tệ thông thường mà không bị đánh thuế tại châu Âu
Hiện tại, các nhà đầu tư lớn trên thế giới đã đầu tư tổng cộng trên 1 tỷ USD để phát triển các công ty Bitcoin. Việc đầu tư Bitcoin, cũng như các kênh vàng hay ngoại tệ, chứa đựng nguy cơ rủi ro và những lo ngại về một loại bong bóng tài chính trong lĩnh vực tiền tệ trên internet. Barry Silbert, Giám đốc điều hành Nasdaq Private Market, nhận định Bitcoin là kênh đầu tư có rủi ro và lợi nhuận thuộc loại cao nhất hiện tại. Các nhà kinh tế khuyến cáo các ngân hàng trung ương nên dành từ 0,01% tới 5% dự trữ ngoại hối của mình cho Bitcoin để phòng hộ các rủi ro về tiền tệ thực.
Việc thiếu quản lý và không rõ ràng trong luật pháp đã làm cho thông tin về tiền ảo nói chung trở nên mơ hồ, từ đó tạo ra các lỗ hổng cho những mô hình lừa đảo Ponzi khai thác. Hiện nay, đã có 4 nước cấm giao dịch Bitcoin, gồm: Bangladesh, Bolivia, Ecuador, Nga. Một số nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thụy Điển cho phép giao dịch Bitcoin nhưng bắt buộc các sàn giao dịch phải tuân thủ một số quy định của ngân hàng.
(Còn tiếp)
Hồng Định
Báo đầu tư Tài chính SG
[p2-tien-ao-dien-hinh-bitcoin].
Ngày đăng 22/05/2017
Post a Comment